Túi Nhai Ăn Dặm Là Gì? Có Nên Sử Dụng Cho Bé?

túi nhai ăn dặm

Túi nhai ăn dặm là dụng cụ hỗ trợ được nhiều cha mẹ lựa chọn khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng, hãy cùng tìm hiểu về tính năng, lợi ích và nhược điểm của túi nhai ăn dặm nhé!

1. Túi nhai ăn dặm là gì? Có mấy loại?

Túi nhai ăn dặm, hay còn gọi là túi nhai chống hóc, là một chiếc túi nhỏ, có nhiều lỗ và phần tay cầm phía dưới. Túi nhai thường được làm từ chất liệu silicone an toàn cho bé và dễ dàng làm sạch. Túi nhai ăn dặm có thể chứa được các loại thực phẩm như trái cây, rau củ, hoặc thậm chí là thức ăn đặc. Hiện có nhiều loại túi nhai ăn dặm khác nhau trên thị trường, từ các nhãn hiệu nổi tiếng đến các sản phẩm handmade từ các mẹ bỉm sữa. Túi nhai ăn dặm dùng được cho bé từ 6 tháng tuổi.

2. Lợi ích của túi nhai ăn dặm cho bé?

Túi nhai ăn dặm giúp hỗ trợ bé trong quá trình tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Túi nhai ăn dặm giúp bé tìm hiểu các loại hương vị mới, thực phẩm mới, hạn chế tình trạng hóc, nghẹn. Tay cầm tiện lợi giúp bé dễ cầm nắm hơn với mọi loại thức ăn.

Túi nhai ăn dặm còn giúp xoa dịu cơn đau, ngứa ở nướu cho bé trong giai đoạn mọc răng.

➤ Xem thêm bài viết: 3 Cách Xử Lý Khi Bé Không Chịu Ăn Dặm

túi nhai ăn dặm

3. Nhược điểm của túi nhai ăn dặm?

Được sản xuất với hình dạng gần giống ti giả, bé sử dụng túi nhai ăn dặm sẽ không được trải nghiệm toàn bộ kết cấu của món ăn. Bé có thể sẽ học được cách nhai thức ăn chậm hơn bình thường.

Trong quá trình sử dụng túi nhai ăn dặm, bé cũng không học được cách cầm nắm thức ăn.

4. Cách vệ sinh túi nhai ăn dặm

Mẹ nên vệ sinh túi nhai ăn dặm ngay sau mỗi lần bé sử dụng. Vệ sinh thường xuyên giúp ngăn các loại vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, để túi lâu  khiến thức ăn đóng lại, khô gây khó vệ sinh. Mẹ vệ sinh túi nhai chống hóc theo các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng cọ rửa bình sữa, cọ rửa ti giả để vệ sinh túi nhai ăn dặm.
  • Bước 2: Rửa túi dưới vòi nước chảy.
  • Bước 3: Sấy hoặc phơi khô túi nhai dưới ánh nắng.
  • Bước 4: Bảo quản túi ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không ẩm mốc.

5. Lưu ý khi cho bé dùng túi nhai ăn dặm

  • Chọn thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa để giúp bé tập nhai dễ hơn, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu.
  • Không trộn nhiều loại thực phẩm với nhau tránh các tương tác gây khó tiêu hóa cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. 
  • Tránh các loại quả có hạt, ví dụ như thanh long, dâu tây vì hạt có thể lọt qua các lỗ trên túi nhai ăn dặm. Các loại hạt này thường không tiêu hóa được và có thể kích thích đường ruột của bé.
  • Vệ sinh và tiệt trùng túi nhai ăn dặm sau mỗi lần sử dụng giúp túi dễ vệ sinh hơn, ngăn các vi trùng có hại và bảo quản túi nhai được lâu hơn.

Túi nhai ăn dặm là một công cụ hữu ích trong việc giúp bé tập ăn dặm. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa lợi ích của nó, việc vệ sinh và sử dụng đúng cách là điều không thể thiếu.

➤ Xem thêm bài viết: Lịch ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi chuẩn khoa học

2 thoughts on “Túi Nhai Ăn Dặm Là Gì? Có Nên Sử Dụng Cho Bé?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *