Không Vỗ Ợ Hơi Cho Bé Có Sao Không? 4 Điều Mẹ Cần Biết!

không vỗ ợ hơi cho bé có sao không

Bố mẹ không vỗ ợ hơi cho bé có sao không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sau khi cho con bú sữa hoặc ăn dặm. Trong quá trình chăm sóc bé, việc vỗ ợ hơi sau khi cho bé ăn là một thói quen rất phổ biến của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng cần vỗ ợ hơi. Bài viết này sẽ giải đáp xem không vỗ ợ hơi cho bé có sao không.

1. Tại sao trẻ sơ sinh ợ hơi?

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là một thói quen quan trọng để giúp bé cảm thấy thoải mái và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé. Dưới đây là một số lý do trẻ cần ợ hơi:

  • Ợ hơi giúp giải phóng lượng khí thừa mắc kẹt bên trong dạ dày, giúp bé cảm thấy dễ chịu và ít quấy khóc hơn.
  • Ợ hơi còn giúp làm trống dạ dày, khiến bé ngồi yên và ăn được hiệu quả hơn.
  • Ợ hơi kết hợp với chế độ ăn nhiều bữa nhỏ cũng có ích cho những bé hay bị nôn trớ và có các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Nếu không vỗ ợ hơi cho bé có sao không?

  • Dạ dày của bé không thể tống hơi ra ngoài như người lớn, vì thế không khí sẽ lấp đầy bụng của bé.
  • Nếu không được ợ hơi, không khí tồn đọng trong dạ dày của bé có thể gây đầy bụng, khó chịu. Đầy hơi có khi cũng là nguyên nhân gây ra trào ngược, nôn trớ cho bé.

không vỗ ợ hơi cho bé có sao không

3. Dấu hiệu nhận biết thời điểm cần vỗ ợ hơi cho trẻ

Khi bé bú nhanh hoặc khóc nhiều, có thể vô tình nuốt nhiều không khí vào bụng, gây đầy hơi và ợ. Dấu hiệu của ợ hơi nhiều ở trẻ em có thể nhận biết qua các đặc điểm sau:

  • Bụng vẫn căng tròn sau 1 – 2 giờ bú/ăn: Bé ợ hơi liên tục sau khi bú/ăn.
  • Cảm giác căng cứng khi sờ vào bụng bé: Bụng có thể nghe âm thanh như tiếng trống gõ khi vỗ nhẹ.
  • Bé khó chịu, quấy khóc nhiều sau khi bú hoặc ăn.
  • Bé bỏ bú, biếng ăn.
  • Khó khăn khi đi tiêu: Có thể táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Không “đánh rắm” như bình thường.

Nguyên nhân khiến trẻ em ợ hơi nhiều có thể do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh và còn non yếu. Bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh cũng là một nguyên nhân chính. Vì còn nhỏ, bé chưa ý thức và cảm nhận được cảm giác no, nên việc ép bé ăn/bú quá nhiều và khoảng cách giữa các cữ bú/bữa ăn quá gần nhau cũng có thể khiến bé ợ hơi nhiều.

▶ Xem thêm: Trẻ Sốt Mọc Răng Bao Lâu? Mách Mẹ Cách Nhận Biết

4. Vỗ ợ hơi cho bé: Khi nào cần và khi nào không cần?

Những bé sơ sinh được bú mẹ trực tiếp không cần vỗ ợ hơi nhiều như những bé được bú bình, vì bé bú mẹ sẽ nuốt ít hơi hơn trong khi bú. Tuy nhiên, mỗi bé có những đặc điểm khác nhau, vì vậy việc vỗ ợ hơi cho bé cần linh hoạt thay đổi tùy theo biểu hiện của từng bé.

4.1. Thời điểm cần vỗ ợ hơi cho bé

Trẻ sơ sinh thường cần vỗ ợ hơi sau khi bú để giúp thải khí thừa ra khỏi bụng. Bố mẹ nên vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú bình khoảng 60 – 90ml hoặc mỗi khi chuyển đầu bú khi bú sữa trực tiếp từ mẹ.

Thực hiện vỗ ợ hơi cho bé ngay giữa hoặc sau cữ bú trong 4 – 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá cứng nhắc. Hãy quan sát bé và không cần tiếp tục vỗ ợ hơi sau khi ăn khi bé đã tự ợ hơi được hoặc không bị chướng bụng.

4.2. Dừng thói quen vỗ ợ hơi khi bé đủ 4 – 6 tháng tuổi

Sau khoảng 4 – 6 tháng và khi bé lớn hơn, mẹ có thể ngừng vỗ ợ hơi. Ở lứa tuổi này, bé đã dần biết cách ăn uống có hiệu quả hơn. Dạ dày của bé đã lớn, đường tiêu hóa hoàn thiện hơn, và bé có thể tự đẩy không khí ra khỏi dạ dày mà không cần hỗ trợ của người lớn. Bố mẹ chỉ cần lưu ý nếu bé có biểu hiện bất thường khi ăn.

không vỗ ợ hơi cho bé có sao không

▶ Xem thêm: Bé Mặc Bỉm Quần Sớm Có Sao Không? 05 Tác Hại Khi Đóng Bỉm Thường Xuyên

Vậy nếu không vỗ ợ hơi cho bé có sao không? Đáp án là Có nếu bé của bạn còn quá nhỏ hoặc mắc các dấu hiệu ợ hơi nhiều. Vỗ ợ hơi cho bé là cần thiết trong giai đoạn sơ sinh, nhưng sau khi bé lớn hơn và có khả năng tự ợ hơi, mẹ có thể ngừng thực hiện. Việc này giúp bé thoải mái và hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng, và nôn trớ. Bé yêu của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh nếu bạn biết cách chăm sóc đúng cách!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *