Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Tuổi

cac-moc-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi

Hiểu về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh giúp các bậc cha mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những giai đoạn quan trọng này từ khi bé mới sinh đến khi tròn 12 tháng tuổi.

1. Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 

Trong suốt quá trình phát triển, trẻ sơ sinh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong bài viết này, các mốc phát triển của trẻ sơ sinh trước khi tròn 1 tuổi được chia thành 4 giai đoạn. Hãy đi sâu vào từng giai đoạn để hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé.

Giai Đoạn 0-3 tháng

Thị giác và Thính giác phát triển: Trong giai đoạn này, bé trải qua sự phát triển đáng kể trong thị giác và nghe. Bé có thể nhận biết được các màu sắc, khuôn mặt của những người thân cận như mẹ, bố, bà… Bé cũng phân biệt được các âm thanh và giọng nói khác nhau.

Cười: Giai đoạn 4 đến 6 tuần tuổi, bé đã biết cười khi giao tiếp với người khác.

Ngẩng đầu: Khoảng 1 tháng tuổi, bé bắt đầu biết ngẩng đầu. Quá trình học ngẩng đầu của trẻ kéo dài đến khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc lâu hơn cho đến khi bé có thể thật sự vững.

Bé chưa biết cầm, nắm, nên giai đoạn này bàn tay bé thường sẽ luôn nắm chặt.

cac-moc-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi

 

Giai Đoạn 4-6 tháng

Lật người: từ 3-4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết lật.

Cầm nắm đơn giản: Bé có thể cầm nắm các đồ vật, đồ chơi có hình dạng đơn giản, ví dụ như cái lục lạc.

Đứng khi được hỗ trợ: Khoảng 6 tháng tuổi, bé chưa tự đứng được nhưng có thể đứng khi được bố mẹ, người thân nâng đỡ, hỗ trợ.

Bị thu hút bởi các vật chuyển động: Bé thường bị thu hút bởi các vật di chuyển, có màu sắc sặc sỡ hoặc phát ra âm thanh vui nhộn. Bé có thể nhìn liên tục theo hướng vật chuyển động. Đây là bước tiến trong sự linh hoạt về giác quan của bé.

Mọc răng: trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng. Việc mọc răng thường làm bé khó chịu, chán ăn và thường xuyên chảy nước dãi. Bé cũng thường có xu hướng cắn, gặm đồ chơi để giải tỏa cơn ngứa ở nướu. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy dùng một số biện pháp, ví dụ như massage nướu bé bằng băng gạc lạnh để giúp bé giảm cảm giác khó chịu nhé!

➤ Xem thêm: Trẻ Mấy Tháng Mọc Răng? 3 Cách Giúp Trẻ Vượt Qua

cac-moc-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi

Giai Đoạn 7-9 tháng

Ngồi: Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé đã biết ngồi và dần ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.

Quay đầu: Bé nhạy cảm với âm thanh và có thể quay đầu về hướng có tiếng nói chuyện

Biết bò: Khi ngồi vững, bé bắt đầu tập bò và thường thành thạo rất nhanh.

Nói những từ đơn giản: Bé biết nói những tiếng đơn giản như “ba”, “mẹ” “bà”, “ạ”.

Khả năng phản ứng: Ở giai đoạn này bé đã nhận thức được tên của mình rồi đấy! Bé có thể phản ứng khi được gọi tên và cũng biết che mặt né tránh khi không chịu ăn.

Tập đi: Bé có thể đứng được khi vịn tay vào các vật cố định xung quanh và tập đi với sự hỗ trợ của người lớn. Khoảng 8-9 tháng tuổi cũng là giai đoạn hợp lý để bé bắt đầu sử dụng xe tập đi.

➤ Xem thêm: Top 4 Dòng Xe Tập Đi Cho Bé – Cách Chọn Mua Xe Tập Đi Phù Hợp 

cac-moc-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi

Giai Đoạn 10-12 tháng

Đây là cột mốc khá quan trọng trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này, bé có thể:

Hiểu một số yêu cầu cơ bản: Bé có thể biết cách vẫy tay khi tạm biệt, mi gió, vỗ tay…

Nói được từ nhiều âm tiết, câu ngắn: bé có thể nói được khoảng 10 âm tiết. Tuy nhiên một số bé có thể học nói chậm hơn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và mẹ cũng đừng lo lắng nếu bé có biết nói chậm hơn trẻ khác một vài tháng nhé!

Khả năng ghi nhớ tốt hơn: Bé có thể nhớ mặt người thân dù cả tháng không gặp, nhớ những con đường thân quen. Mẹ cũng có thể dạy bé nhận biết các đồ vật xung quanh.

Bắt chước: Bé có thể bắt chước người lớn những động tác đơn giản như nghe điện thoại, chải tóc, quan sát cách người lớn phản ứng với mọi thứ xung quanh và học theo.

Thể hiện cảm xúc, nhu cầu: Bé có thể diễn đạt nhu cầu của mình cho người lớn hiểu thông qua việc vươn tay, rướn người, lắc đầu khi không muốn, hoặc quấy khóc khi đòi mẹ, đòi ba…

2. Hoạt Động Hỗ Trợ Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh

Để tối ưu hóa sự phát triển, ba mẹ không chỉ cần hiểu rõ về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh mà còn cần áp dụng các hoạt động giáo dục và trò chơi phù hợp như:

  • Trò chuyện cùng bé: Trò chuyện giúp kích thích khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, biểu cảm và khả năng nhận biết âm thanh, giọng nói của bé, giúp bé có sự nhạy cảm nhất định với ngôn ngữ, tạo tiền đề cho sự phát triển của bé. Dành thời gian cho bé cũng giúp xây dựng sự gắn kết, gần gũi giữa bé và các thành viên trong gia đình.
  • Chơi đùa với gương: Cho bé chơi đùa, thực hiện các biểu cảm như cười tươi, mếu máo, làm mặt xấu trước gương giúp kích thích IQ và khả năng phân biệt sự khác nhau giữa các loại cảm xúc.
  • Các trò chơi cầm nắm đồ vật: Các xe tập đi có đồ chơi, hoặc các loại thảm chơi, nôi cũi có gắn đồ chơi sẽ giúp bé phát triển khả năng quan sát, phân biệt màu sắc và nhất là cầm nắm. Việc kết hợp trò chơi này cùng với các vật có âm thanh như hộp nhạc hoặc lục lạc cũng giúp kích thích thính giác của bé.

cac-moc-phat-trien-cua-tre-so-sinh-0-12-thang-tuoi

Việc hiểu rõ về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh không chỉ giúp các bậc phụ huynh tự tin hơn trong việc chăm sóc con cái, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé. Ba mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về các giai đoạn này để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

One thought on “Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Từ 0-12 Tháng Tuổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *