Trẻ Sơ Sinh Khò Khè Mũi: Nguyên Nhân Và Giải Pháp

tre-so-sinh-kho-khe-mui-nguyen-nhan-va-giai-phap

Trẻ sơ sinh khò khè mũi là tình trạng khá phổ biến ở các gia đình có con nhỏ mới sinh. Đây là tình trạng không hiếm gặp ở độ tuổi mà sức đề kháng của trẻ còn non nớt và hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện. Tuy vậy, việc mũi trẻ khò khè có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn kiến thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh khò khè mũi, thở khó khăn.

1. Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè Mũi Là Thế Nào?

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, rất hay có tình trạng mũi xuất hiện tiếng khò khè khi bé thở. Thông thường tiếng thở khò khè sẽ xuất hiện đi kèm với bệnh sổ mũi ở bé. Tức khi mũi bé có nước mũi, làm hạn chế sự lưu thông không khí trong khoang mũi dẫn đến tiếng khò khè thì đây là vấn đề dễ giải quyết, bởi tiếng khò khè cũng sẽ qua đi khi bé hết sổ mũi. Tuy vậy, có những trường hợp bé thở ra tiếng khò khè, phát ra âm thanh lạ khi thở nhưng hoàn toàn không có nước mũi. Đây là một dấu hiệu bất thường đáng lo, bố mẹ cần tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để đưa ra giải pháp điều trị dứt điểm cho tình trạng trẻ sơ sinh khò khè mũi như thế này.

2. Nguyên Nhân Nào Khiến Trẻ Sơ Sinh Khò Khè Mũi?

Sự khò khè tỏng tiếng thở của trẻ sơ sinh có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau, từ các vấn đề nhỏ đến những tình trạng nghiêm trọng chẳng hặn như:

2.1. Trẻ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản:

Trẻ mắc các bệnh như viêm phổi hoặc viêm phế quản do đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng. Nếu mắc phải, bé sẽ thường trải qua tình trạng mũi tắc, có đờm, dịch nhầy, hoặc có mủ, làm giảm sự thông thoáng của đường hô hấp. Nguy hiểm hơn tình trạng này có thể gây ra suy hô hấp ở bé.

2.2. Dị Ứng:

Do đường hô hấp còn nhạy cảm, một số trẻ sơ sinh có thể phản ứng với các loại bụi hay mùi khác nhau như phấn hoa, bụi nhà, hoặc thậm chí là thức ăn, gây kích thích niêm mạc mũi và tạo điều kiện cho tình trạng trẻ sơ sinh khò khè mũi diễn ra.

2.3. Hen Suyễn:

Bệnh hen suyễn có thể là một nguyên nhân khiến cho mũi của trẻ bị khó thở, đặc biệt là là các bé phải tiếp xúc lâu dài với các tác nhân có hai như bụi mịn và khói thuốc lá. Do đó, khi bé phát chứng hen suyễn sẽ khiến bé thở khò khè và khó khăn hơn. 

tre-so-sinh-kho-khe-mui-nguyen-nhan-va-giai-phap

2.4. Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản:

Việc cho bé ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc cho bé nằm ngay sau khi ăn dễ dẫn đến trào ngược dạ dày, khiến thức ăn tràn ngược lên mũi hoặc vào phổi cản trở hô hấp, gây khó chịu và làm trẻ sơ sinh khò khè mũi.

➤ Xem thêm bài viết: Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

2.5. Cảm Cúm:

Các bệnh cảm cúm do tác nhân vi khuẩn và vi rút gây ra có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé, tạo nhiều nước mũi cản trở sự lưu thông không khí. Trên thực tế, bé luôn có thể mắc bệnh cảm lạnh kể cả mùa nóng hay mùa lạnh. Mỗi khi mồ hôi của bé không đc thông thoáng sẽ thấm ngược vào da gây ra cảm lạnh. Bố mẹ cần lưu ý để bé không bị mắc cảm hay cúm góp phần tránh tình trạng mũi bé khò khè.

2.6. Trong Mũi Có Dị Vật:

Việc trẻ sơ sinh đặt các đồ vật nhỏ vào mũi cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến mũi bị tắc nghẽn, chảy máu gây khó thở. Bố mẹ cần đặc biệt quan sát lúc con chơi hoặc ở gần những đồ vật bé nhỏ dễ có nguy cơ mắc vào mũi.

3. Giải Pháp Cho Ba Mẹ Có Con Bị Khò Khè Mũi?

Khi con trẻ sơ sinh khò khè mũi, thở khó chịu, tùy theo mức độ, chúng ta sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên đưa con đến gặp bác sĩ để nhận diện tình trạng của bé. Nếu bé không có vấn đề gì nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, dưới đây là một số cách bố mẹ có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh khò khè mũi:

3.1. Cho bé bú nhiều hơn:

Tăng số lần cho bé bú sẽ giúp tránh tình trạng mất nước và khô miệng. Việc này không chỉ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mà còn tăng cường sức đề kháng. Mẹ cũng cần lưu ý giữ vệ sinh núm vú và đảm bảo rằng con được bú đúng cách.

tre-so-sinh-kho-khe-mui-nguyen-nhan-va-giai-phap

3.2. Vệ Sinh Mũi Cho Trẻ:

Đảm bảo vệ sinh mũi cho trẻ là quan trọng để giữ cho đường hô hấp của bé luôn thông thoáng. Rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý với nồng độ an toàn không chỉ giúp loại bỏ dị vật mà còn có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Việc vệ sinh mũi cho bé cần sự khéo léo và cẩn thận để không làm tổn thương cho mũi bé.

➤ Xem thêm bài viết: 4 Lưu Ý Khi Lựa Chọn Bình Rửa Mũi Cho Bé

3.3. Hút Dịch Nhầy Trong Mũi Cho Trẻ:

Trong trường hợp bé có dịch nhầy, việc hút sạch sẽ giúp đường thở của bé trở nên thoải mái hơn. Quan trọng nhất là đảm bảo dụng cụ hút nhầy phải được vệ sinh kỹ lưỡng và tiệt trùng để tránh gây nhiễm trùng cho trẻ. Đối với bố mẹ chưa từng thử cách này, cần tìm hiểu với bác sĩ và thực đúng các thao tác theo yêu cầu để trách bé bị sặc nước hoặc tổn thương đường hô hấp.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh cũng như giữ sự thông thoáng nơi bé nằm vào mùa nóng để hạn chế các tác nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khò khè mũi đến cùng các bệnh lý khác. Trong trường hợp đã thử các cách trên, nhưng tình trạng của bé vẫn kéo dài liên tục từ 2 đến 3 tuần, bé tím tái, sốt cao hoặc bỏ bú, thở khó khăn, ba mẹ nên lập tức đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên do gốc rễ phía sau.

Trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh khò khè mũi, sự quan tâm và nhất quán của bậc phụ huynh là yếu tố chính để giúp bé vượt qua tình trạng này một cách nhanh chóng nhất. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và áp dụng những biện pháp đúng cách sẽ là vô cùng hiệu quả để giảm tắc nghẽn mũi và làm giảm đi sự khó khăn trong việc hô hấp của bé.

2 thoughts on “Trẻ Sơ Sinh Khò Khè Mũi: Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *