Thực Đơn Nấu Cháo Cho Bé 30 Ngày Không Trùng

thực đơn nấu cháo cho bé

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Việc xây dựng chế độ ăn dặm hợp lý được rất nhiều mẹ quan tâm. Cháo là loại thực phẩm phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách xây dựng thực đơn nấu cháo cho bé khoa học và đa dạng mẹ nhé. 

1. Xây dựng thực đơn nấu cháo cho bé cần chú ý gì?

1.1. Xây dựng thực đơn ăn dặm với cháo kết hợp sữa mẹ

Với trẻ 6-7 tháng, sữa mẹ vẫn chiếm 60-80% trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Mẹ nên cho bé ăn dặm 1 cữ/ngày để bé quen dần, sau đó có thể tăng lên 2 bữa/ngày khi đạt 8-9 tháng tuổi. Từ 12 tháng tuổi trở đi, bé có thể ăn dặm 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, tốc độ ăn dặm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé nữa nhé.

➤ Xem thêm bài viết: Lịch ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi chuẩn khoa học 

1.2. Xây dựng thực đơn nấu cháo cho bé đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Khi nấu cháo cho bé, mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn với các nguyên liệu đa dạng và đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính:

Nhóm tinh bột: bao gồm các thực phẩm như gạo, bắp, khoai lang,… giúp cung cấp năng lượng cho trẻ, no lâu và đảm bảo các hoạt động của não bộ.

Nhóm chất đạm: Nhóm chất đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa,… Chất đạm giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển thể chất lẫn não bộ.

Nhóm chất béo: chất béo cung cấp năng lượng, tạo môi trường và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Sự phát triển của hệ thần kinh cũng cần có sự hiện diện của chất béo. Mẹ có thể bổ sung chất béo cho trẻ thông qua dầu oliu, trứng, phô mai, các loại cá béo…

Nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất: chất xơ đóng vai trò thiết yếu cho hệ tiêu hóa của trẻ, trong khi các loại vitamin và khoáng chất đa dạng cần thiết cho hầu hết mọi hoạt động khác nhau của cơ thể. Mẹ có thể bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất khi lên thực đơn nấu cháo cho bé với các loại rau củ, trái cây, rau xanh,…

thực đơn nấu cháo cho bé

1.3. Không nêm gia vị cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo mẹ hoàn toàn không nên sử dụng các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt,… vào thức ăn của trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thay vào đó, khi lên thực đơn nấu cháo cho bé,   mẹ có thể dùng nước dashi từ rau, củ, quả, cá bào,… để tạo thêm hương vị cho món ăn.

➤ Xem thêm bài viết: Nước Dashi Là Gì? Cách Nấu Nước Dashi Bổ Dưỡng Cho Trẻ Ăn Dặm

1.4. Thay đổi cháo với các món ăn dặm khác

Để thực đơn được đa dạng hơn, mẹ nên linh hoạt thay đổi cháo với các loại thức ăn khác như: bột ăn dặm, bánh ăn dặm,… để kích thích vị giác, thúc đẩy trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn cũng như hình thành khả năng nhai nuốt tốt hơn từng ngày.

1.5. Độ đặc của cháo

Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên nấu cháo với tỷ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) và xay mịn. Vì ở giai đoạn này, cơ thể trẻ chưa làm quen được với thức ăn đặc. Sau đó, mẹ có thể tăng dần độ đặc của cháo lên 1:7 khi trẻ đạt 7-8 tháng tuổi.

thực đơn nấu cháo cho bé

2. Lưu ý lựa chọn nguyên liệu khi xây dựng thực đơn nấu cháo cho bé

Có nhiều loại nguyên liệu trẻ cần có thời gian làm quen. Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng cần được hoàn thiện ở mức độ nhất định trước khi có thể tiêu hóa đa dạng các loại thức ăn. Vì thế khi xây dựng thực đơn nấu cháo cho bé, có một số món ăn mẹ chỉ nên cho bé ăn khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Ví dụ:

Óc heo: bé từ 6 tháng

Thịt heo: bé từ 6 tháng

Yến mạch:  bé từ 6 tháng

Cá thu: bé từ 6 tháng

Cua đồng: bé từ 7 tháng

Thịt bò: bé từ 7 tháng

Tôm: bé từ 7 tháng

Lươn: bé từ 7 tháng

Cua biển:  bé từ 7 tháng

Tim lợn:  bé từ 7 tháng

Bồ câu: bé từ 8 tháng

Ếch: bé từ 10 tháng

3. Gợi ý thực đơn nấu cháo cho bé 30 ngày không trùng nhau

Thay đổi đa dạng các loại nguyên liệu giúp mẹ có một thực đơn nấu cháo cho bé không chỉ đa dạng về hương vị, màu sắc mà còn đa dạng các chất dinh dưỡng. Sau đây, Supermom sẽ gợi ý cho mẹ thực đơn nấu cháo cho bé 30 ngày với 30 loại cháo khác nhau cho mẹ tham khảo.

  1. Cháo gà đậu xanh
  2. Cháo thịt heo mồng tơi
  3. Cháo cua biển đậu đỏ
  4. Cháo cá hồi bí đỏ
  5. Cháo óc heo
  6. Cháo tôm nấm
  7. Cháo thịt bò cà rốt
  8. Cháo ếch
  9. Cháo cá thu rau muống
  10. Cháo thịt bò bí đỏ
  11. Cháo lươn rau ngót
  12. Cháo cua đồng mướp hương (cho bé từ 7 tháng)
  13. Cháo cá hồi phô mai
  14. Cháo thịt heo rau cải
  15. Cháo trứng gà đậu hũ non
  16. Cháo tôm bí đỏ
  17. Cháo thịt bò khoai tây
  18. Cháo bồ câu hạt sen
  19. Cháo trứng gà phô mai
  20. Cháo lươn củ dền
  21. Cháo gà khoai lang
  22. Cháo yến mạch hạt sen
  23. Cháo tim lợn
  24. Cháo cá chép cà rốt
  25. Cháo trứng cà chua
  26. Cháo bồ câu đậu đỏ
  27. Cháo lươn bí đỏ 
  28. Cháo đậu hũ non rong biển
  29. Cháo tôm lá chùm ngây
  30. Cháo thịt bò trứng gà

thực đơn nấu cháo cho bé

Mẹ hãy biến ăn dặm trở thành niềm vui của cả gia đình. Hi vọng những gợi ý trên đây giúp mẹ phần nào trong việc xây dựng thực đơn nấu cháo cho bé. Chúc mẹ nấu được thật nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe của bé! Mẹ còn biết những loại cháo ăn dặm nào nữa không? Hãy chia sẻ với Supermom nhé!

➤ Xem thêm bài viết: Giải thích lý do trẻ không tăng cân dù ăn khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *