Kẽm là một trong những vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch ở trẻ. Thiếu kẽm gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu về những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và phương pháp xử trí nhé!
1. Thiếu kẽm ở trẻ là tình trạng gì?
Thiếu kẽm là một tình trạng khi cơ thể trẻ em không có đủ lượng khoáng chất kẽm cần thiết để duy trì sức đề kháng và sự phát triển đúng cách. 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Kẽm là một khoáng chất quan trọng tham gia vào hàng trăm quá trình sinh hóa trong cơ thể, và tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nhau như: suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng,…
2. Nguyên nhân trẻ thiếu kẽm
2.1. Chế độ ăn uống thiếu chất
Nguyên nhân chính gây ra thiếu kẽm ở trẻ là do chế độ ăn uống không đủ kẽm. Trẻ em cần kẽm để phát triển tốt, nhưng không cung cấp đủ qua thức ăn hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu kẽm.
2.2. Kém hấp thu
Kém hấp thu cũng gây ra các dấu hiệu trẻ thiếu kẽm khi cơ thể không thể hấp thu được các khoáng chất cần thiết, bao gồm kẽm, dù mẹ đã bổ sung đầy đủ và đa dạng các vi chất. Kém hấp thu cũng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em Việt Nam.
3. Các dấu hiệu trẻ thiếu kẽm
Nếu nghi ngờ bé nhà mình bị thiếu kẽm, mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu trẻ thiếu kẽm sau:
3.1. Biếng ăn
Trẻ thiếu kẽm thường có triệu chứng biếng ăn. Các bé có thể không chịu ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường.
3.2. Suy giảm miễn dịch
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một trong những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm là trẻ dễ ốm vặt hơn. Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus tấn công.
3.3. Cân nặng sụt giảm
Thiếu kẽm có thể gây suy giảm cân nặng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể dễ dàng giảm cân, chững cân hoặc chậm tăng cân và không phát triển đúng cách.
3.4. Tiêu chảy
Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài, gây mất nước và khoáng chất cơ bản.
3.5. Chậm lành vết thương
Trẻ thiếu kẽm có thể chậm lành vết thương, và vết thương có thể nhiễm trùng dễ dàng.
➤ Xem thêm bài viết: Trẻ dị ứng sữa công thức: Nguyên nhân và cách xử trí
4. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Bên cạnh các dấu hiệu trẻ thiếu kẽm nêu trên, thiếu kẽm còn gây ra các hệ lụy khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ cần các khoáng chất để phát triển toàn diện. Các hệ lụy của thiếu kẽm ở trẻ là:
- Tổn thương hệ thống thần kinh, ảnh hưởng khả năng học tập và ghi nhớ
- Gây ra chứng khó đọc ở trẻ
- Mất cảm giác ngon miệng, gây biếng ăn, suy dinh dưỡng
- Chậm phát triển thể chất lẫn chiều cao
5. Phòng ngừa tình trạng trẻ thiếu kẽm
Để phòng ngừa tình trạng trẻ thiếu kẽm, mẹ cần:
5.1. Đảm bảo chế độ ăn đa dạng và cân đối
Bổ sung kẽm bằng thức ăn giàu kẽm như hạt lanh, thịt gà, hạt bí đỏ, và hạt óc chó. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ để biết thêm về cách đảm bảo trẻ có đủ khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe tốt.
5.2. Bổ sung kẽm từ các nguồn khác
Có nhiều sản phẩm bổ sung kẽm và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho trẻ. Mẹ nên xin tư vấn từ các dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
5.3. Theo dõi các dấu hiệu trẻ thiếu kẽm
Mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu trẻ thiếu kẽm để phát hiện và có hướng xử trí, bổ sung kịp thời. Không nên chủ quan vì đây là tình trạng vô cùng phổ biến. Mẹ cũng nên chú ý khả năng hấp thu của trẻ để tránh tình trạng thiếu kẽm do kém hấp thu.
Hi vọng qua bài viết này, mẹ có thể có những nhìn nhận đúng đắn về vấn đề thiếu kẽm ở trẻ và nhận biết được những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe.
➤ Xem thêm bài viết: Bổ sung D3K2 cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?
One thought on “Nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và cách phòng tránh”