Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt là trong những giai đoạn thời tiết giao mùa. Mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai không chỉ khiến cơ thể gia tăng sự mệt mỏi, khó chịu mà căn bệnh này còn có những tác động vô cùng nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu thật kỹ và có những cách điều trị cảm cúm đúng cách, an toàn để đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh.
Mẹ bầu bị cảm cúm sẽ nguy hiểm như thế nào?
Cảm cúm là bệnh dễ chuyển biến nặng nhanh chóng nếu không có sự điều trị đúng cách, kịp thời, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bệnh cảm cúm sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mỏi mệt, thậm chí gây khó thở, cản trở quá trình hô hấp, vận chuyển oxy tới thai nhi.
Mẹ bầu bị cúm sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu tới thai nhi
Nếu mẹ bầu mắc cúm, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sẽ có những tác động xấu tới bào thai. Một số biến chứng mà thai nhi có thể bị ảnh hưởng khi mẹ bầu bị cúm như:
– Dị tật bẩm sinh: Các dị tật như hở hàm ếch, sứt môi, rối loạn tâm thần khi trưởng thành, tim bẩm sinh, nhẹ cân chậm phát triển,…
– Sảy thai, đẻ non hoặc thai lưu: Bệnh cúm gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch từ đó gây ra tổn thương cho thai nhi. Hệ luỵ thai nhi dễ bị sảy, thai lưu hoặc đẻ non là trường hợp có tỷ lệ xảy ra cao nếu mẹ bầu bị cúm mà không được điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, cảm cúm không phải 100% sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nếu mẹ bị bệnh. Nếu được điều trị đúng cách, an toàn, sức khoẻ thai nhi sẽ được đảm bảo an toàn. Do đó, nếu bị mắc cúm, mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ sớm để được hỗ trợ kịp thời và nên tuyệt đối nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong thời điểm nhạy cảm này.
Mẹ bầu bị cảm cúm cần làm gì ?
Khi mẹ bầu bị cảm cúm trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần lưu ý thực hiện những lời khuyên sau:
– Luôn giữ tinh thần ổn định, bình tĩnh để xử lý bệnh đúng cách. Điều này cũng sẽ có lợi đối với thai nhi.
– Đến thăm khám bác sĩ sớm khi có các triệu chứng cúm nặng khó chịu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
– Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường. Bởi lẽ, những loại thuốc này có thể gây hại cho mẹ và bé vì khi mang bầu, không phải loại thuốc nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng. Mẹ bầu bị cảm cúm nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị cảm cúm thông thường
– Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ nhiều để cơ thể được thả lỏng, đào thải virus, độc tố tốt hơn.
– Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, bổ dung nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.
– Hạn chế giao lưu, tiếp xúc với môi trường đông người. Đặc biệt cần hạn chế tiếp xúc với những người đang có triệu chứng cảm cúm.
Những mẹo làm giảm triệu chứng khi mẹ bầu bị cảm cúm mà không cần dùng thuốc
– Uống trà gừng, nước ấm
Trà gừng và nước ấm có tác dụng giữ ấm cơ thể, loại bỏ hàn khí, rất tốt cho mẹ bầu khi bị cảm cúm. Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, làm giảm các triệu chứng đau họng, nghẹt mũi, ho,… của bệnh cúm, đồng thời giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch
– Chú trọng tới chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng cúm mùa. Mẹ bầu hãy ngủ đủ giấc, đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm và nghỉ ngơi thêm vào ban ngày. Nghỉ ngơi nhiều sẽ tăng khả năng miễn dịch của thai phụ và giảm các triệu chứng cúm mùa.
– Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối
Đây là phương pháp được bác sĩ khuyên dùng khi mẹ bầu mắc cảm cúm. Xịt mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch vi khuẩn, giảm các triệu chứng bệnh. Quá trình rửa mũi, họng cũng sẽ giúp làm sạch mũi, loãng dịch nhầy trong mũi và làm giảm viêm họng hiệu quả.
– Tiêm vaccine phòng cúm
Tiêm phòng vaccine là cách phòng cúm hiệu quả
Tiêm phòng vaccine cúm mùa được coi là cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả và tối ưu nhất cho mẹ bầu khỏi căn bệnh này. Tốt nhất mẹ bầu nên tiêm trước khi mang thai. Không tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ và cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi tiêm nếu cơ thể có những biểu hiện hoặc triệu chứng bất thường.