Ăn dặm là giai đoạn trẻ bắt đầu tập làm quen với các loại thức ăn, thực phẩm. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Xây dựng lịch ăn dặm cho bé là việc cần thiết mà cha mẹ phải làm để đảm bảo bé có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả khoa học và có ích cho sự phát triển toàn diện của bé.
1. Vì sao cần xây dựng lịch ăn dặm cho bé?
Từ 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm. Xây dựng lịch ăn dặm cho bé ngay từ thời gian đầu mang lại nhiều lợi ích như:
- Đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: với lịch ăn dặm cho bé, cha mẹ có thể đảm bảo trẻ được cung cấp chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện
- Kiểm soát tần suất ăn dặm của trẻ: ở giai đoạn mới tập ăn dặm, cha mẹ cần cho trẻ ăn với tần suất thấp, rồi tăng dần đều qua từng tháng. Lịch ăn dặm giúp các bậc phụ huynh kiểm soát được tần suất ăn dặm này và gia giảm phù hợp tùy theo thể trạng và tình hình sức khoẻ của bé.
- Tập cho con lịch sinh hoạt hợp lý từ sớm: Lịch ăn dặm giúp cha mẹ tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, đúng cữ, xây dựng được thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý ngay từ những năm đầu đời.
- Giảm thiểu tình trạng còi xương, chậm lớn: Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với lịch ăn dặm cho bé một cách khoa học giúp giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn ở trẻ, cho trẻ sự phát triển toàn diện và tối ưu.
➤ Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và cách phòng tránh
2. Lịch ăn dặm cho bé chuẩn khoa học
Lịch ăn dặm cho bé trong từng giai đoạn, độ tuổi đều khác nhau. Sự khác biệt này dựa trên sức ăn của trẻ, khả năng tiêu hoá cũng như nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của từng độ tuổi.
2.1. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Khi trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn nên là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần, đan xen giữa các cữ ăn sữa trong thời gian này để bé có thể dần làm quen với thức ăn. Thức ăn cho bé 6 tháng tuổi nên là bột hoặc cháo loãng, được xay và rây thật mịn.
Mỗi ngày bé chỉ nên ăn dặm 1 lần với lượng ít, sau đó có thể tăng dần.
- Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa phụ 1: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa trưa: cháo loãng hoặc bột ăn dặm
- Bữa phụ 2: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Trước khi đi ngủ: sữa mẹ hoặc sữa công thức
Ở 6 tháng tuổi, trẻ có thể ăn các loại cá (cá đồng, cá da trơn, cá thịt trắng), thịt gà,… Trẻ chưa ăn được các loại cá hồi, bò vì hệ tiêu hoá chưa thể làm quen với thực phẩm có protein cao.
2.2. Lịch ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi
Vào giai đoạn 7-8 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ đã cứng cáp hơn. Ở giai đoạn này, trẻ có thể ăn được thức ăn nghiền nhỏ, bột ăn dặm pha đặc. Trẻ cần ăn dặm 2 cữ/ngày vào các bữa phụ. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho bé như sau:
- Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa phụ 1: cháo, bột, rau củ nghiền
- Bữa trưa: sữa, sữa chua, trái cây
- Bữa phụ 2: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa tối: cháo, bột, rau củ nghiền
- Trước khi đi ngủ: sữa mẹ hoặc sữa công thức
Giai đoạn này, bé có thể ăn được thịt bò, cá hồi, thịt lợn, thịt lươn, thịt tôm (cần kiểm tra xem trẻ có dị ứng không).
2.3. Lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng tuổi
Ở giai đoạn này lịch ăn dặm cho bé có sự thay đổi rõ rệt. Lúc 9-10 tháng tuổi, trẻ đã hình thành khẩu vị và phản xạ nhai nuốt. Vì thế, các bữa sữa mẹ, sữa công thức cũng dần được giảm lại để thức ăn trở thành món chính trong thực đơn hằng ngày của trẻ. Trẻ cũng có thể ăn các loại thức ăn đặc và thô hơn. Lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng tuổi tham khảo cho mẹ là:
- Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa phụ 1: cháo, bột, rau củ nghiền
- Bữa trưa: cơm nhuyễn, thịt cá, rau củ nghiền
- Bữa phụ 2: trái cây mềm, sữa chua
- Bữa tối: cháo, bột, rau củ nghiền
- Trước khi đi ngủ: sữa mẹ hoặc sữa công thức
2.4. Lịch ăn dặm cho bé 11-12 tháng tuổi
Trẻ 12 tháng tuổi có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn. Bé có thể tập ăn thô tốt trong giai đoạn này. Mẹ có thể cho bé ăn cơm nguyên hạt (nấu mềm), thịt xay, rau củ mềm ở độ nghiền được bằng ngón tay. Lịch ăn dặm cho bé 11-12 tháng tuổi để mẹ tham khảo như sau:
- Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa phụ 1: bánh ăn dặm, trái cây, trứng, ngũ cốc…
- Bữa trưa: cơm, thịt cá, rau củ nghiền,…
- Bữa phụ 2: sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Bữa tối: tương tự bữa trưa với cơm, thịt cá, rau củ nghiền,…
- Trước khi đi ngủ: sữa mẹ hoặc sữa công thức
3. Lưu ý khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé
Khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm: sữa mẹ có khả năng cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hoá của trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng.
- Xây dựng thực đơn đa dạng và cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng: thực đơn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cũng quan trọng không kém trong việc xây dựng lịch ăn dặm cho bé vì vì trẻ đang trong giai đoạn lớn nhanh và cần các nhóm chất để phát triển cả về thể chất, xương và trí não.
- Bổ sung chất xơ và lợi khuẩn: khi tập làm quen với thức ăn, trẻ dễ mắc các vấn đề tiêu hoá. Cha mẹ nên chú ý bổ sung chất xơ và lợi khuẩn từ các nguồn tự nhiên hoặc chế phẩm để hỗ trợ tiêu hoá cho bé khi bé có các dấu hiệu táo bón, tiêu chảy hoặc kém dung nạp thức ăn.
- Theo dõi dị ứng: khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé, cha mẹ hãy theo dõi để phát hiện trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không, để có thể xử lý kịp thời.
- Không ép trẻ ăn: không nên cố gắng ép trẻ ăn trong giai đoạn này vì sẽ khiến trẻ sợ ăn, chán ăn. Thay vào đó, cha mẹ hãy cân đối khẩu phần cho phù hợp với sức ăn, thể trạng của bé và tìm hiểu xem có nguyên nhân nào khác khiến trẻ không thích ăn dặm không.
- Theo dõi tư thế trẻ khi ngồi ăn: tư thế ngồi ăn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về khung xương và thể chất ở trẻ. Cha mẹ hãy đảm bảo trẻ có tư thế chuẩn và khoa học khi ngồi ăn dặm.
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Cha mẹ hãy luôn đồng hành, động viên bé bằng cách xây dựng lịch ăn dặm cho bé một cách hợp lý, khoa học. Đừng quên xây dựng thực đơn đa dạng, phong phú để kích thích khẩu vị của trẻ nhé!
➤ Xem thêm bài viết: Bổ sung D3K2 cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?
One thought on “Lịch ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi chuẩn khoa học”