Khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ: Hiểu rõ để cùng con vượt qua

Khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ

Khi bước sang giai đoạn 2 tuổi bé có nhiều sự thay đổi về nhận thức và đây cũng là thời điểm bé vừa mới biết đi có thể tự làm những việc mình muốn và khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời, đây là giai đoạn bé tập nói và có thể hiểu được những điều bố mẹ nói. Chính những phát triển vượt bậc này, khiến trạng thái tâm lý bé cũng chịu ảnh hưởng và có sự khác biệt rõ so với giai đoạn 1 tuổi. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về giai đoạn khủng hoảng này ở bài viết sau đây.

Khủng hoảng lên 2 là gì ?

Theo các chuyên gia, khủng hoảng lên 2 là phản ứng bình thường của giai đoạn phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ. Nên việc tìm hiểu và quan sát bé trong giai đoạn này sẽ giúp bố mẹ đồng hành cùng con một cách dễ dàng hơn. 

Trong giai đoạn khủng hoảng này, bé thường có các biểu hiện cáu gắt, ăn vạ, phản kháng khi không vừa ý như cắn, đá, cấu người khác. 

Khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ kéo dài bao lâu ?

Thông thường, giai đoạn khủng hoảng bắt đầu từ lúc bé 18 tháng và kết thúc lúc bé 3 tuổi tùy thuộc mức độ phát triển của từng bé. 

Tuy nhiên, sự biểu hiện của khủng hoảng sẽ giảm dần khi bé dần ổn định tâm lý và hiểu được các quy tắc của bố mẹ.

Dấu hiệu khủng hoảng ở trẻ lên 2 tuổi 

Với mỗi trẻ khác nhau thì dấu hiệu khủng hoảng khác nhau, tuy nhiên hầu như các bé có dấu hiệu sau: 

  • Tức giận vô cớ: bé tức giận ở mọi lúc, mọi nơi, bất cứ ở đâu dù ở nhà hay nơi công cộng.
  • Phản ứng mãnh liệt, cáu gắt, ăn vạ, đập đồ khi ngưới lớn trái ý của bé
  • Bé “ bảo vệ lãnh thổ” của mình: bé bắt đầu nhận thức được lãnh thổ của mình và không muốn ai xâm phạm lãnh thổ của bé.
  • Có các hành động như cắn, đá, đánh, ăn vạ khi gặp sự việc không vừa ý. 

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng nhẹ nhàng cùng bé ?

Việc đồng hành của bố mẹ luôn là phương pháp hữu hiệu và giúp bé vượt qua các giai đoạn khủng hoảng trong quá trình phát triển của bé. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu bố mẹ nên làm gùi khi bé ở giai đoạn khủng hoảng lên 2 tuổi.

  • Đồng hành và hiểu tính cách của bé: với bé 2 tuổi có thể diễn đạt điều bé muốn, bố mẹ nên lắng nghe và không nên từ chối thẳng thừng những mong muốn của bé.
  • Không nên la hét, quát mắng trẻ: việc quát mắng trẻ sẽ gây phản ứng ngược, làm cho bé cảm giác không được yêu thương. Thay vì quát mắng, hãy đưa cho bé sự lựa chọn khác mà bố mẹ thấy hợp lí hơn. Và phân tích cho bé hiểu ưu điểm nhược điểm của từng phương án.
  • Hình phạt là điều cần thiết: tuy trong giai đoạn này bé khá nhạy cảm nhưng việc đưa ra các hình phạt cho bé vẫn là điều nên làm. Đồng thời phân tích cho bé hiểu bé sai ở đâu. 
  • Có thể thông báo cho bé biết, bố mẹ định làm gì nếu bé vẫn tiếp tục có những phản ứng tiêu cực. Điều này giúp bé có sự chuẩn bị về tinh thần không bị bối rối. 
  • Khen ngợi bé: đôi lúc việc khen ngợi, tuyên dương lúc bé làm đúng giúp bé thấy được ghi nhận và vui vẻ hơn.  Điều này giúp đáp ứng nhu cầu chứng tỏ bản thân của bé một cách tích cực.

Qua bài viết này, chúng ta thấy rằng “giai đoạn khủng hoảng lên 2” là giai đoạn nhạy cảm của bé và là giai đoạn trong quá trình phát triển tự nhiên của bé, đánh dấu cột mốc về nhận thức, thể chất của bé. Hi vọng, bài viết này giúp bố mẹ có thêm hành trang để đồng hành cùng con, vượt qua các cơn khủng hoảng một cách nhẹ nhàng, hạnh phúc, vui vẻ. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *