Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm cao từ 50- 97% tùy theo các vùng. Trong đó, trẻ em là đối tượng nhiễm giun cao nhất. Vậy có nên tẩy giun định kỳ cho trẻ và phương pháp như thế nào để hiệu quả .
Nguyên nhân nhiễm giun ở trẻ
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Các loại ký sinh trùng phổ biến ở nước ta như giun tóc, giun móc, giun đũa, giun kim … Chúng có ở đất, cát, sàn nhà hoặc các nguồn nước ôi nhiễm, hoặc bám ở lông các loại thú cưng. Chính vì vậy, với sự hiếu động, thích khám phá hay nhặt đồ ăn rơi ở sàn và chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn là những nguyên nhân chính gây nhiễm giun ở trẻ.
Các loại giun thường gặp và biểu hiện, tác hại
- Giun kim: Đây loại giun dễ mắc ở trẻ nhỏ. Vào ban đêm, giun cái hay chiu ra hậu môn đẻ trứng gây ngứa, khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra khi mắc loại giun này còn gây rối loạn tiêu hóa, đi phân nhầy, lỏng hoặc lẫn máu.
- Giun tóc : Khi nhiễm loại giun này gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn. Trường hợp nặng có thể gây ra hội chứng lỵ và niêm mạc dạ dày. Trẻ em nhiễm giun tóc thường đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu, chất nhầy nặng hơn có thể gây trĩ, sa trực tràng.
- Giun đũa : Trẻ nhiễm giun đũa hay đau bụng quanh rốn, có thể bị tiêu chảy, nôn ra giun hoặc đi ngoài ra giun khi nhiễm nặng.
- Giun móc: Khi nhiễm giun móc, trẻ thường mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau âm ỉ, đi ngoài phân đen, chóng mặt, ù tai, da xanh và thiếu máu.
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thông thường trẻ trên 2 tuổi nên tẩy giun theo định kỳ để giúp bé khỏe mạnh, tạo tiền đề cho bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, khi trẻ có các biểu hiện như xanh xao, chán ăn, hay đầy bụng, đi ngoài kèm chất nhầy, bé còi cọc, chậm lớn có thể đi khám và tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc tẩy giun phổ biến
Sử dụng tẩy giun định kỳ được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong phòng tránh nhiễm giun ở trẻ. Sau đây là một số loại thuốc tẩy giun phổ biến :
- Mebendazole: dạng viên nén vị ngọt hoặc dung dịch uống có hương thơm nên trẻ dễ dàng uống hơn. Liều lượng 500mg/ ngày và thường uống vào buổi sáng. Dạng dung dịch uống thì không được phổ biến lắm.
- Abendazole: có dạng viên nén 400mg. Và chỉ cần sử dụng liều lượng 400mg cho 1 kỳ tẩy giun.
- Pyrantel: Thuốc có dạng viên nén 250 mg hoặc 125 mg. Liều lượng sử dụng 10 mg/ kg cân nặng của trẻ.
Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ
Việc tẩy giun là hoàn toàn cần thiết cho trẻ, giúp trẻ được khỏe mạnh, phát triển về thể chất và trí não. Tuy nhiên, khi tẩy giun cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý như sau:
- Sử dụng các loại thuốc tẩy giun được khuyến cáo
- Sử dụng đúng liều lượng
- Tẩy giun theo đúng định kỳ ( thường 6 tháng/ 1 lần )
Ngoài ra việc sử dụng thuốc tẩy giun gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: đi ngoài nhiều lần, buồn nôn nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ bị phát ban, mẩn ngứa hoặc các biểu hiện lạ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm giun, sán ở trẻ nhỏ. Sau đây là một số gợi ý hữu ích cho bố mẹ:
- Dạy trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn
- Đảm bảo môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát
- Sử dụng đồ ăn có nguồn gốc rõ ràng cho trẻ: với hoa quả cần rửa sạch nhiều lần, với các đồ chế biến cần nấu chín cho trẻ.
- Nếu nhà nuôi các thú cưng cần tẩy giun cho chúng định kì, vệ sinh tắm rửa sạch sẽ.