Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ thường phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, và một trong những giai đoạn quan trọng nhất là khủng hoảng tuổi lên 3. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khủng hoảng tuổi lên 3 là gì, những dấu hiệu thường thấy ở trẻ trong giai đoạn này, và cách cha mẹ có thể áp dụng để đối phó với vấn đề này một cách hiệu quả.
1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì:
Khủng hoảng tuổi lên 3, thường diễn ra khi trẻ từ 3 tuổi trở đi và có thể kéo dài đến 4 tuổi rưỡi. Đây là một giai đoạn phát triển quan trọng, là lúc trẻ bắt đầu phát triển, hình thành các tính cách riêng.
2. Dấu hiệu trẻ vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3:
2.1. Thể hiện tính sở hữu cao:
Trong giai đoạn này, trẻ có thể trở nên rất bảo thủ về đồ đạc, đồ chơi, hoặc thậm chí thức ăn. Trẻ sẽ thể hiện rất rõ quyền sở hữu của mình với một đồ vật trước những trẻ khác. Trẻ sẽ chủ động giành đồ chơi, không cho người khác đụng đến đồ của mình,…
2.2. Mong muốn độc lập:
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ nghĩ rằng mình đã lớn. Các em sẽ thích tự làm mọi việc và thường từ chối sự giúp đỡ của người lớn.
2.3. Làm theo ý thích và đòi hỏi được nuông chiều
Cha mẹ cũng đừng bất ngờ với việc bỗng dưng một ngày em bé 3 tuổi nhà mình bỗng dưng thể hiện “cái tôi” cao. Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ thường tỏ ra cứng đầu, và muốn làm theo ý mình.
2.4. Cáu gắt, mè nheo:
Vì đang trong khoảng thời gian nhạy cảm về tâm lý, trẻ có thể thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng và trở nên cáu gắt, mè nheo, khóc lóc, ăn vạ, và các phản ứng tiêu cực khác.
2.5. Hành động vô lễ:
Bên cạnh các phản ứng tiêu cực, trẻ có thể thử nghiệm giới hạn bằng cách hành động không lễ phép. Khi nhu cầu không được chiều theo, trẻ có thể chống đối, la hét, thậm chí có những hành động “hỗn” như cấu véo hoặc dọa đánh cha mẹ.
➤ Xem thêm: Lý do nên giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm
3. Những cách đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ:
Khủng hoảng tuổi lên 3 có thể gây ra nhiều áp lực cho cha mẹ, nhưng đây là giai đoạn trẻ cần có sự đồng hành và phản ứng đúng đắn từ các bậc phụ huynh.
3.1. Không quát mắng trẻ:
Quát mắng chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ghét và không thể hiểu được nguyên nhân vì sao mình bị quát. Thay vì quát mắng, cha mẹ hãy thử thấu hiểu cảm xúc của trẻ và trò chuyện với con để con cảm thấy nhận được sự quan tâm, từ đó biết lắng nghe cha mẹ hơn.
3.2. Học cách lắng nghe trẻ:
Trẻ nhỏ cũng cần được lắng nghe, nhất là khi các em đang trong giai đoạn có “cái tôi” rất cao và có nhu cầu được tôn trọng. Hãy dành thời gian lắng nghe những gì trẻ muốn nói.
3.3. Đồng cảm và giải thích:
Khi lắng nghe và khiến trẻ bình tĩnh hơn, cha mẹ hãy chủ động giải thích cho trẻ tại sao không nên làm cái này, cái kia, và trẻ nên làm sao cho đúng.
3.4. Dạy trẻ cách bình tĩnh:
Hãy dạy con cách quản lý cảm xúc và làm thế nào để thể hiện mình một cách tích cực. Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ ngồi xuống, chỉ con cách thiền để ổn định tâm trạng, hít thở sâu 3 lần để bình tĩnh nghe mẹ nói…
3.5. Cho phép con được la hét:
Đừng ép một đứa trẻ đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 phải kìm nén quá nhiều. Đôi khi, trẻ cần thể hiện cảm xúc của họ bằng cách la hét. Hãy cho phép trẻ làm điều đó và chủ động đặt ra giới hạn. Ví dụ: “Mẹ cho con 5 phút, sau đó hãy ngồi xuống đây, đến lượt mẹ nói nhé!”
3.6. Hãy làm gương:
Hành động và cách cha mẹ ứng xử cũng là một cách giáo dục cho trẻ. Hãy là một tấm gương tốt, cư xử hòa nhã để trẻ noi theo.
4. Khủng hoảng tuổi lên 3 cũng mang lại lợi ích tích cực:
Là một giai đoạn khó khăn cho bé, cho mẹ, cho cả gia đình, nhưng vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 đúng cách cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực:
- Là cơ hội tuyệt vời để giáo dục con về cách kiểm soát cảm xúc.
- Cho con thấy rõ quan điểm của cha mẹ: không phải cứ mè nheo, ăn vạ,… là sẽ được nuông chiều theo ý thích.
- Gắn kết và thấu hiểu trẻ thông qua việc đồng hành cùng con trong suốt giai đoạn khủng hoảng, khiến cho trẻ cảm nhận được yêu thương và thân thiết với cha mẹ hơn.
Khủng hoảng tuổi lên 3 là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bằng cách hiểu rõ và áp dụng các cách xử trí, cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách khôn ngoan và xây dựng mối quan hệ gia đình khắng khít.
➤ Xem thêm bài viết: Bổ sung D3K2 cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?
2 thoughts on “Cách đối mặt với khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ”