Trẻ biếng ăn là một thách thức không nhỏ đối với các bậc phụ huynh. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ biếng ăn, nguyên nhân và thời điểm cần bổ sung kẽm cho trẻ.
1. Dấu hiệu trẻ biếng ăn
Những dấu hiệu trẻ biếng ăn khá rõ ràng và có thể dễ nhận thấy như:
Ăn ít: ăn ít hơn so với khẩu phần thường ngày, bỏ thừa thức ăn là dấu hiệu dễ thấy nhất khi trẻ đột nhiên bị biếng ăn.
Ăn chậm và mất tập trung khi ăn: trẻ chán ăn thường ăn chậm và chú ý nhiều đến các hoạt động khác, không tập trung trong bữa ăn.
Chậm tăng cân: trẻ ăn ít, thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến chậm tăng cân. Tuy nhiên, chậm tăng cân cũng có thể xảy ra ngay cả khi trẻ ăn khỏe nếu trẻ mắc phải tình trạng kém hấp thu.
Giả vờ mệt, ốm: Để tránh phải ăn, nhiều trẻ sẽ giả vờ mệt, ốm khi đến bữa ăn
Thay đổi sở thích, thói quen ăn uống: khi trẻ đột nhiên chán ghét một món ăn mình rất thích, đó cũng là một dấu hiệu trẻ đang mắc phải chứng biếng ăn.
2. Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
2.1. Trẻ biếng ăn do bệnh lý hoặc sinh lý
Các bệnh lý viêm họng, viêm amidan, bệnh đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng,… đều có thể khiến cơ thể trẻ khó chịu khi ăn, dẫn tới biếng ăn.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ trải qua các “tuần khủng hoảng” (wonder week). Wonder week thường đi kèm với những thay đổi trong lịch sinh hoạt, hành vi, giấc ngủ, và cả tư thế của trẻ. Trong tuần wonder week trẻ có thể biếng ăn, nhưng đi kèm là những sự phát triển mạnh mẽ về hành vi, thể chất và tinh thần.
2.2. Trẻ biếng ăn do tâm lý
Các vấn đề về tâm lý cũng gây biếng ăn ở trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe tinh thần của trẻ.
2.3. Trẻ biếng ăn do chế độ ăn không phù hợp
Chế độ ăn kém đa dạng, đồ ăn không ngon miệng, ăn vặt quá nhiều là những nguyên nhân trẻ từ chối ăn khi đến bữa chính.
2.4. Trẻ biếng ăn do thiếu vitamin và khoáng chất
Thiếu vitamin và khoáng chất gây biếng ăn ở trẻ. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn rất phổ biến.
➤ Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và cách phòng tránh
3. Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Ngoài biếng ăn, mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu thiếu hụt kẽm ở trẻ như sau:
- Chậm phát triển chiều cao, cân nặng, sụt cân
- Trí não kém phát triển, giảm trí nhớ,…
- Suy dinh dưỡng, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ
- Hay gặp các tình trạng tổn thương da nhưng không rõ nguyên nhân
- Chậm lành vết thương, rụng tóc, rụng lông,…
- Vị giác bất thường.
Khi trẻ có những biểu hiện trên, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn.
4. Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
4.1. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thông qua chế độ dinh dưỡng
Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn qua các loại thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, các loại đậu, hạt, trứng, sữa, chocolate đen,…
4.2. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thông qua thực phẩm chức năng
Nếu chế độ ăn không đủ cung cấp lượng kẽm cần thiết cho trẻ, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thông qua các loại chế phẩm sinh học, thực phẩm bổ sung. Tùy từng độ tuổi, trẻ có thể cần hàm lượng kẽm khác nhau.
- Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
- Trẻ 7 tháng – 3 tuổi: 3mg/ngày.
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày.
- Trẻ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
- Trẻ 14 tuổi trở lên: Bé gái 9mg/ngày, bé trai 11mg/ngày.
Có rất nhiều loại kẽm dùng cho trẻ được sản xuất với nhiều dạng bào chế khác nhau. Tùy sở thích và thói quen sử dụng của bé và gia đình mà mẹ có thể lựa chọn:
- Siro bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
- Viên nhai bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
- Cốm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Thiếu kẽm không chỉ gây biếng ăn mà còn có nhiều tác hại cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cũng giống như mọi biện pháp bổ sung dinh dưỡng khác, việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thông qua các chế phẩm sinh học cần được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
➤ Xem thêm: Giải thích lý do trẻ không tăng cân dù ăn khỏe