Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và sự phát triển toàn diện về thể chất cho trẻ. Giai đoạn mới chào đời là giai đoạn hệ miễn dịch trẻ còn chưa hoàn thiện, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus,… Cùng tìm hiểu về những mũi tiêm trẻ sơ sinh cần tiêm từ lúc vừa ra đời cho đến 24 tháng nhé!
1. Tầm quan trọng của tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh trong suốt 2 năm đầu đời rất quan trọng vì một số lý do sau:
1.1. Hệ miễn dịch còn yếu:
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh và tiềm ẩn biến chứng, tăng nặng khi mắc các loại bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc tiêm các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh (vắc-xin) mang lại cho trẻ sự bảo vệ ngay từ sớm trước các nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
1.2. Ngăn tình trạng lây nhiễm:
Trẻ sơ sinh có thể mang trong mình các loại vi khuẩn hoặc virus dù chưa biểu hiện thành bệnh. Việc tiêm ngừa giúp bảo vệ trẻ trước khi trở thành nguồn lây nhiễm cho người khác hoặc bị lây từ người khác.
1.3. Ngăn bùng phát dịch bệnh:
Đối với một số bệnh, như bệnh sởi hoặc bệnh viêm gan B, việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng.
1.4. Tạo nền tảng sức đề kháng khoẻ mạnh:
Việc tiêm các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh trong 2 năm đầu đời giúp tạo nền tảng cho sự phát triển của hệ miễn dịch trẻ.
2. Danh sách các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn
2.1. Giai đoạn 0 – trước 9 tháng tuổi:
– Thời điểm sơ sinh:
- Vắc xin phòng viêm gan B: tiêm trong 24h sau khi sinh
- Vắc xin phòng bệnh lao: tiêm trong vòng 30 ngày sau khi sinh
– Khi đủ 30 ngày tuổi
Vắc xin phòng viêm gan B (mũi 2): tiêm sau 1 tháng tuổi (nếu mẹ của bé nhiễm virus viêm gan B)
– Từ 6 tuần – 8 tuần tuổi:
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1): uống từ sau 6 tuần – 2 tháng tuổi
- Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa so phế cầu (mũi 1): tiêm từ sau 6 tuần tuổi
- Nếu chưa tiêm Vắc xin phòng viêm gan B (mũi 2), bé được tiêm khi đủ 2 tháng tuổi
- Các vắc xin khác bao gồm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi do Haemophilus influenzae, mũi 1. Các vắc xin này thường được tiêm bằng các mũi 6in1 hoặc 5in1 kèm uống một liều phòng bại liệt.
– Từ 3 tháng tuổi:
- Vắc xin phòng tiêu chảy (liều 2)
- Vắc xin phòng viêm gan B (mũi 3)
- Vắc xin 6in1 hoặc 5in1 kèm uống một liều phòng bại liệt (liều 2).
– Từ 4 tháng tuổi:
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 3)
- Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa so phế cầu (mũi 3).
- Vắc xin phòng viêm gan B (mũi 4) và các vắc xin 6in1 hoặc 5in1 kèm uống thêm vắc xin phòng bại liệt liều 3.
– Từ 5 tháng tuổi:
- Nếu đã tiêm vắc xin 5in1 và uống vắc xin phòng bại liệt 3 lần trước đó, trẻ sẽ tiêm vắc xin phòng bại liệt 1 liều.
– Từ 6 tháng tuổi:
- Vắc xin phòng bệnh cúm (mũi 1).
- Sau 1 tháng, tiêm vắc xin phòng bệnh cúm (mũi 2)
- Tiêm nhắc lại hàng năm
- Vắc xin phòng viêm màng não (gây ra bởi các loại viêm màng não mô cầu BC: tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 6-8 tuần.
➤ Xem thêm bài viết: Bổ sung D3K2 cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?
2.2. Giai đoạn từ 9 đến 24 tháng tuổi
– Từ 9-12 tháng tuổi:
- Vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc vắc-xin phòng sởi-quai bị-rubella (gọi là MMR mũi 1).
- MMR (mũi 2) tiêm vào khoảng 6 tháng sau đó.
- Nếu không tiêm MMR trước 12 tháng, thì sau khi trẻ 12 tháng tuổi, có thể tiêm vắc-xin MVVAC (phòng sởi) hoặc sởi – rubella (MR). Sau 4 năm, cần tiêm MMR mũi 2.
- Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev) mũi 1, và mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1-2 năm.
– Từ 12-24 tháng tuổi:
- Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản B Jevax (nếu chưa tiêm Imojev trước đó) mũi 1.
- Mũi 2: từ 1-2 tuần sau mũi 1.
- Mũi 3: sau mũi 2 khoảng một năm.
- Tiêm nhắc mỗi 3 năm, ít nhất đến khi 15 tuổi.
- Vắc-xin phòng thủy đậu mũi 1. Tiêm mũi 2 sau 4 năm.
- Vắc-xin phòng viêm gan A mũi 1. Tiêm mũi 2 sau 6-12 tháng.
- Vắc-xin 6in1 mũi 4 (phòng bệnh viêm gan B và phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzae) tiêm khi đủ 18 tháng tuổi. Quá trình này cần hoàn thành trước khi trẻ tròn 24 tháng tuổi.
Hi vọng qua bài viết này, các mẹ đã nắm được các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh cần tiêm trước 24 tháng tuổi. Chúc các mẹ và bé nhiều sức khoẻ.
➤ Xem thêm bài viết: Nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và cách phòng tránh
One thought on “Các Mũi Tiêm Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 0 – 24 Tháng”