Ba Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Không Tăng Cân?

ba-me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-khong-tang-can

Một trong những vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng trong những bước đầu nuôi dạy con chính là tình trạng trẻ sơ sinh không tăng cân. Chăm sóc và theo dõi sự phát triển của trẻ là một hành trình đầy thách thức, và việc nhận ra rằng con bạn không đạt cân nặng cần thiết có thể khiến bạn cảm thấy lo ngại và không an tâm. Tuy nhiên, quan trọng nhất là không nên hoảng sợ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra quyết định thông minh và có giáo án chăm sóc phù hợp với trường hợp cụ thể của mình. 

1. Trẻ Sơ Sinh Không Tăng Cân Có Nguy Hiểm Không

Thực tế, việc trẻ so sinh không tăng cân không phải là một vấn đề đáng lo cho ba mẹ. Vẫn sẽ có những lúc trẻ chững cân hoặc thậm chí sụt cân, nhưng trẻ vẫn khỏe mạnh và vui vẻ. Đó có thể là do bé tập thích nghi với sự thay đổi trong thực đơn hay môi trường sống. Hoặc trong tuần tuổi đầu tiên của cuộc đời, bé sẽ sụt cân tự nhiên và bước vào quá trình tăng cân đều đặn từ tuần thứ 2. Đây đều là biểu hiện bình thường trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh không tăng cân một thời gian dài cùng các dấu hiệu bệnh lý sẽ không chỉ là một thách thức cho sự yên tâm của bậc phụ huynh mà còn mang theo những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé. 

Trẻ sơ sinh được xem là tăng cân chậm nếu tốc độ phát triển của bé không đạt mức phạm vi cân nặng đối chiếu với thời gian dựa theo biểu đồ tăng trưởng thuộc tiêu chuẩn của CDC và WHO. Dưới đây là một số khía cạnh cụ thể có thể xảy ra khiến cho tình trạng này cần sự chú ý đặc biệt:

1.1. Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Não Bộ:

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, trẻ sơ sinh cũng phải chịu những tác động đến não bộ. Trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng, và sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng để hỗ trợ việc hình thành và kết nối các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và phát triển tư duy trong tương lai.

1.2. Tác Động Đến Hệ Thống Miễn Dịch:

Cân nặng dưới chuẩn có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ, làm cho em bé trở nên dễ bị ốm và mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Việc xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ từ nhỏ sẽ giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn trong tương lai.

1.3. Nguy Cơ Bệnh Lý Nặng Nề Hơn:

Trong trường hợp trẻ không đạt cân nặng theo chuẩn, nguy cơ mắc các bệnh lý nặng nề như tiểu đường, bệnh tim,… thể tăng lên khi trẻ lớn. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc giữ cho trẻ sơ sinh có một cân nặng khỏe mạnh từ nhỏ để giảm thiểu nguy cơ này trong tương lai.

➤ Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

2. Những Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Không Tăng Cân:

2.1. Các vấn đề liên quan đến thể trạng của bé

Tăng cân chậm là tình trạng chung có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ sơ sinh nào. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ cao hơn nhiều ở các trẻ bị sinh non. Lý do cho việc này đến từ trẻ trạng không được tốt của bé sinh non, khiến cho đề kháng của bé yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố đến từ môi trường. Điều này dễ dẫn đến việc ăn yếu hoặc thấp thu kém của trẻ, khiến tình trạng tăng cân chậm dễ diễn dàng diễn ra. 

Ngoài ra, khi trẻ gặp các vấn đề dị tật bẩm sinh liên quan đến miệng như hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, sức môi,… gây ảnh hưởng đến việc tự bú sữa và kích thích dòng sữa mẹ cũng khiến trẻ dễ gặp tình trạng chững cân, sụt cân.

2.2. Dinh dưỡng thấp và tiêu hóa kém

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng cân của trẻ sơ sinh. Nếu bé không nhận được đủ dưỡng chất từ thức ăn hoặc sữa mẹ, việc tăng cân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ và thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Một nguyên nhân khác đó chính lượng sữa đi vào cơ thể bé thấp hơn lượng cần thiết. Điều này có thể đến từ việc mẹ stress, mệt mỏi, việc sản sinh sữa không đều, hoặc là việc bé lười bú gây ra. Trong trường hợp này, việc điều chỉnh tâm lý mẹ, thay đổi thực đơn sẽ là phương pháp hữu hiệu cho các bé thích bú mẹ. Còn đối với những trẻ tỏ ra không thích, việc nghiên cứu chọn mua sữa công thức và thức ăn dặm là cần thiết phải làm ngay bởi các bậc phụ huynh.

Trong trường hợp bé gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày, thực quản,… khiến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trở nên khó khăn và kém hiệu quả, cân nặng của bé cũng sẽ không tăng như ba mẹ mong muốn. Do đó, phát hiện sớm và đưa bé đi khám sẽ là điều cần thiết phải làm càng sớm càng tốt.

ba-me-can-lam-gi-khi-tre-so-sinh-khong-tang-can

3. Cách Khắc Phục Tình Trạng Không Tăng Cân Ở Trẻ:

Khi phát hiện trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề về tăng cân, các biện pháp khắc phục cần được áp dụng một cách toàn diện và có chủ đích. Dưới đây là một số cách mà bậc phụ huynh có thể thực hiện để hỗ trợ trẻ vượt qua tình trạng không tăng cân:

3.1. Điều Trị Dinh Dưỡng:

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là chìa khóa quan trọng để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không tăng cân. Bậc phụ huynh cho bé bú đúng cách và duy trì các quãng thời gian cố định sẽ tạo cho bé thói quen thèm ăn khi đến bữa. 

Chú ý đảm bảo đủ thời gian ngủ của bé, bởi trẻ sơ sinh cần ít nhất 16 tiếng mỗi ngày để ngủ, Ngủ không chỉ giúp bé bù lại năng lượng mà còn thúc đẩy việc nghỉ ngơi và trao đổi chất trong cơ thể. Cân bằng việc ăn uống mà vẫn đảm bảo đủ thời gian ngủ cho bé sẽ giúp bé dễ tăng cân hơn.

Bé không bú sữa mẹ, thì sữa công thức sẽ là lựa chọn hoàn hảo thay thế. Không nên nghĩ đến việc cho bé ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi. Việc cho bé ăn dặm quá sớm sẽ dễ gây khó tiêu và tổn thương đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đây thậm chí không giúp trẻ tăng cân mà còn phản tác dụng có thể gây nhiều hệ lụy cho bé sau này.

Khuyến khích cho bé vận động nhiều để giúp bé đốt calo nhanh và nhiều hơn giúp bé thấy mau đói. Bé sẽ ăn nhiều hơn nếu thấy đói nhiều hơn, tác động tích cực tới việc tăng cân nặng cho bé.

Ngoài ra, cả mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Bởi vì chỉ khi mẹ khỏe thì sữa mẹ mới dồi dào và nhiều dưỡng chất nhất. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày. Các bữa ăn nên đa dạng các vitamin, đủ chất, là hạn chế các chất béo chuyển hóa chậm. Mẹ có khỏe thì bé mới nhận được điều kiện chăm sóc tốt nhất.

3.2. Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ:

Sẽ có những vấn đề bệnh lý của bé mà mẹ khó có thể nhận ra được. Hãy thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe của bé. Bác sĩ có thể tư vấn và theo dõi sự phát triển của bé, đồng thời xác định có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đang ảnh hưởng đến tăng cân hay không. Nếu cần, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm y tế để loại trừ hoặc xác định nguyên nhân của tình trạng không tăng cân.

➤ Xem thêm: Tại Sao Trẻ Ăn Nhiều Nhưng Không Tăng Cân?

Chăm sóc trẻ sơ sinh không tăng cân là một hành trình đầy những cảm xúc và khó khăn. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, áp dụng những biện pháp chăm sóc thích hợp, và duy trì sự hỗ trợ tinh thần sẽ là chìa khóa cho sự phục hồi và phát triển của trẻ. Hi vọng, qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ không còn mông lung hay lúng túng trước tình trạng trẻ sơ sinh không tăng cân như ý muốn nữa. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *