Khủng hoảng xa cách ở trẻ là một trong những mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của bé ở những năm đầu đời. Khủng hoảng này diễn ra khi bé được tầm 6 – 7 tháng và có thể kéo dài đến khi trẻ được 3 tuổi. Vậy bố mẹ phải làm gì khi khủng hoảng xa cách ở trẻ diễn ra?
Khủng hoảng xa cách ở trẻ là gì
Khủng hoảng xa cách ở trẻ còn gọi là hội chứng lo lắng bị xa cách. Khi bé được tầm 6 tháng cũng là lúc mẹ phải đi làm lại sau khi hết thời gian thai sản. Thời gian này chắc hẳn các mẹ gặp phải khó khăn đó là trẻ rất “bám” mẹ, không muốn mẹ phải rời xa bất kỳ lúc nào.
Khủng hoảng xa cách ở trẻ là một trong những vấn đề tâm lý hết sức bình thường đối với những trẻ nhỏ. Khi được khoảng 6 tháng, lúc này bé đã nhận ra được sự tồn tại của mình và biết được người chăm sóc mình thường xuyên nhất là ai. Lúc này bé sẽ rất là lo lắng, sợ hãi khi không thấy mẹ ở bên. Đây gọi là khủng hoảng xa cách ở trẻ. Đối với những gia đình có bố là người chăm sóc chính cũng tương tự.
Khi trẻ lớn hơn thì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc khủng hoảng xa cách ở trẻ. Cùng mình tìm hiểu thêm nhé.
Nguyên nhân gây nên khủng hoảng xa cách ở trẻ là gì?
Nguyên nhân gây nên khủng hoảng xa cách ở trẻ có thể bao gồm
Gia đình không êm ấm
Một gia đình không hòa thuận cũng khiến bé trở nên khó hòa nhập. Khi đó bé sẽ cảm thấy không an toàn, lạc lõng trong gia đình của mình.
Thay đổi môi trường sống
Khi trẻ đã quen với môi trường sống hiện tại thì bé sẽ mất thêm một thời gian khi làm quen với nơi ở mới. Việc chuyển trường cũng tương tự, bé phải làm quen lại với các bạn mới. Nó có thể làm bé cảm giác bị xa cách và cô lập.
Xa rời người thân, bạn thân
Bé bỗng chốc phải xa rời người chăm sóc của mình hay trẻ không được gặp người bạn thân của mình nữa thì việc khủng hoảng xa cách ở trẻ sẽ diễn ra.
Cách ly, giãn cách xã hội
Cách ly hay giãn cách xã hội trong thời gian dài cũng khiến bé khó hòa nhập và mất đi sự kết nối đối với cộng đồng.
Dấu hiệu cho thấy việc khủng hoảng xa cách ở trẻ đang diễn ra.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ đang trong cuộc khủng hoảng xa cách đó là:
- Bé lo lắng và khóc lóc khi không thấy bố mẹ hoặc người chăm sóc chính ở bên cạnh
- Khi bị kéo ra khỏi người thân hoặc người chăm sóc bé có thể la hét, khóc lóc và bám chặt lấy họ.
- Bé sợ hãi khi thấy người lạ
- Bé khó có thể tự ngồi chơi một mình mà không có ai bên cạnh.
Bố mẹ nên làm gì khi khủng hoảng xa cách ở trẻ diễn ra?
Khi việc khủng hoảng xa cách ở trẻ diễn ra, bố mẹ nên phân tích xem sự khủng hoảng này thuộc nguyên nhân nào, từ đó có thể cho ra một giải pháp phù hợp đối với bé.
Bố mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn cho con. Chơi đùa và trò chuyện với trẻ để con cảm thấy mình được yêu thương và an toàn khi ở trong ngôi nhà của mình. Dành nhiều thời gian hơn cho con còn giúp gắn bó thêm tình cảm gia đình giữa bố mẹ và con cái.
Bố mẹ có thể tập cho bé những thói quen như là chào con và nói rằng ‘(Bố) Mẹ sẽ đi ra ngoài nhé” trước khi ra ngoài. Tập dần từ khi bé còn nhỏ để con có thể thích nghi được với sự xa cách.
Đừng quá giấu trẻ ở trong nhà, hãy cho con ra ngoài để tiếp xúc với môi trường mới và những bạn bè mới để con có thể thích nghi hơn với môi trường bên ngoài. Từ đó con sẽ không quá sợ hãi và khóc lóc khi gặp người lạ và trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn khi được bố mẹ chở đi chơi.
Đối với những gia đình đổ vỡ. Bố mẹ có thể thay phiên chăm sóc và gặp gỡ bé để gắn kết thêm tình cảm giữa hai bố con hay hai mẹ con. Hạn chế việc to tiếng và cãi vã sẽ tốt hơn cho sự phát triển của bé sau này. Giúp bé không cảm thấy tự ti về bố hay mẹ của mình, con sẽ dễ dàng chia sẻ và không còn cảm giác lạc lõng hay cô lập nữa.
Hiện nay, khủng hoảng xa cách ở trẻ cũng là một trong những vấn đề cần được lưu tâm. Khi hiểu rõ vấn đề về nguyên nhân diễn ra sự khủng hoảng của bé bố mẹ sẽ giúp trẻ vượt qua cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng. Tăng sự kết nối giữa con đối với người nhà, đối với bạn bè nói riêng và xã hội nói chung.