Bạn đã bao giờ nghe nói về các mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn chưa? Khi một em bé chào đời, hành trình phát triển của bé bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Một trong những sự kiện quan trọng đầu tiên là quá trình rụng rốn. Đây là dấu hiệu bé đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc sống. Rụng rốn cũng liên quan đến vài quan niệm truyền thống và văn hóa dân gian mà nhiều thế đã lưu truyền.
Dấu hiệu rụng rốn ở trẻ sơ sinh
Trong khoảng một tuần sau khi sinh, rốn của trẻ sẽ khô lại và cuối cùng là rụng đi, để lại một vết thương nhỏ trên bụng bé. Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu như rốn khô và co lại, không có mùi hoặc chảy dịch.
Tuy nhiên, nếu rốn có dấu hiệu sưng tấy, đỏ rực, hoặc có mùi khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Lúc này, bé cần được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
▶ Xem thêm: Vai Trò Của Dinh Dưỡng Trong Việc Tăng Đề Kháng Cho Bé
3 mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn phổ biến nhất
Thực tế, việc lưu truyền nhiều mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn xuất phát từ mong muốn cho bé lớn lên được thông minh, phát triển khoẻ mạnh và gắn kết mối quan hệ gia đình. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, những mẹo này vẫn được nhiều gia đình áp dụng theo tôn chỉ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Trong văn hóa dân gian, có nhiều phong tục liên quan đến cuống rốn của trẻ như sau:
- Một số gia đình có truyền thống treo cuống rốn lên bóng đèn hoặc trước gương, tin rằng điều này sẽ giúp trẻ thông minh và lanh lợi.
- Cất giữ cuống rốn trong lọ thủy tinh và đặt ở đầu giường. Với cách này, mẹ cần phải phơi khô cuống rốn và bảo quản kỹ để tránh hư hỏng. Cách này cũng được quan niệm rằng sẽ giúp bé sáng dạ, học đâu hiểu đó.
- Chôn cuống rốn trong vườn như một phong tục truyền thống, gắn kết trẻ với tổ tiên và quê hương. Hành động này còn được tin rằng sẽ giúp anh chị em trong gia đình trở nên thân thiết hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách khoa học. Không có nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ giữa việc làm này và trí thông minh hay sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng việc chăm sóc rốn sau khi rụng nên tập trung vào việc giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng.
▶ Xem thêm: 4 Điều Mẹ Nên Biết Về Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh
Cách chăm sóc rốn trẻ sau khi rụng
1. Vệ sinh rốn đúng cách để tránh nhiễm trùng
Trước khi bé rụng rốn, bố mẹ nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ. Không được tự ý bứt cuống rốn khi cha mẹ thấy dấu hiệu rốn bé sắp rụng. Nếu cuống rốn của trẻ có xuất hiện dịch mủ, hoặc rỉ máu, hãy dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh cho con.
Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh sau khi rụng rốn như dung dịch sát trùng (cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3%), bông gòn viên hoặc que gòn vô trùng, găng tay vô trùng, kềm vô trùng và thuốc bôi (theo bác sĩ chỉ định).
Để chăm sóc rốn trẻ sau khi rụng, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng rốn và sử dụng nước ấm và bông sạch để lau nhẹ nhàng. Hãy tránh sử dụng cồn hoặc các chất tẩy rửa mạnh khác vì chúng có thể gây kích ứng da bé. Bố mẹ nên tiếp tục theo dõi và chăm sóc con từ 7 – 10 ngày cho đến khi rốn của con khô và lành hoàn toàn.
2. Giữ rốn khô và sạch
Bố mẹ cần giữ cho rốn của con được thoáng khí, sạch sẽ, cũng như hạn chế tiếp xúc nước quá lâu. Đồng thời, việc giữ cho rốn khô và không bị bít kín bởi tã lót hay quần áo cũng rất quan trọng. Môi trường quá ẩm ướt hoặc quá bí khí sẽ làm vi khuẩn dễ sinh sôi. Bố mẹ không nên dùng băng để che cuống rốn của con.
Quá trình rụng rốn là hoàn toàn tự nhiên trong sự phát triển của trẻ. Mặc dù mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn có thể mang lại cho chúng ta cảm giác gần gũi với truyền thống, nhưng việc chăm sóc rốn theo cách khoa học và an toàn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị về mẹo dân gian khi trẻ rụng rốn.